Tuyệt chiêu chọn chậu trồng cho cây mai ghép và mai bonsai
Khi tết Nguyên Đán gần đến, nhu cầu mua chậu trồng hoa cây cảnh ngày càng tăng. Đặc biệt là việc chọn chậu trồng cho cây mai ghép, mai bonsai được nhiều người quan tâm nhiều nhất. NHƯNG làm sao để chọn được một cái chậu đẹp, giúp tôn dáng cây mai? 1989 sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thông qua bài viết này.
Việc chọn chậu trồng cho cây mai ghép, mai bonsai là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất, bởi chậu trồng cây không chỉ chứa đựng chất dinh dưỡng giúp cây hấp thụ tốt mà còn phải phù với thân cây, thì mới giúp cho cây mai tôn dáng, tạo nét độc đáo và xinh xắn hơn.
1. Cách chọn chậu cho cây mai ghép
1.1 Đặc điểm chậu trồng cây mai ghép
- Cây mai ghép không ưa thích đất trồng ngập úng, chỉ cần đủ ẩm. Vì vậy, dưới đáy chậu phải có từ 1-2 lỗ thoát nước, lỗ thoát phải rộng hơn so với các chậu trồng cây cảnh hoa tết khác.
Chậu mai vàng mừng xuân
- Chậu trồng cần có dung tích lớn chứa đủ lượng đất cần thiết để cung cấp dưỡng chất nuôi cây mai suốt thời gian dài ít nhất là 1 năm.
Chú ý thêm, bộ rễ của cây mai ghép khá lớn, vậy nên khi cây đã lớn không trồng trong chậu nhỏ. Nên chậu có đáy sâu mới đủ chứa rễ.
- Bên dưới đáy chậu phải bằng phẳng, không lồi lõm để tránh làm đọng nước gây bệnh thối rễ, nhất là rễ chính (rễ cái của mai rất dài, nên bám trụ rất tốt khi trồng ngoài đất vườn).
- Chọn chậu cho cây mai ghép phải có kích cỡ phụ thuộc tán lá của cây: tán lá mai càng rộng bề mặt miệng chậu cũng phải rộng theo, sao cho phù hợp với diện tích của bóng râm tán lá chiếu xuống. Do đó, chậu trồng mai ghép thường có miệng chậu hình tròn.
Chậu tròn phù hợp các loại mai
Cây mai mới ghép sẽ không ngừng tăng trưởng về kích cỡ từ bộ rễ, tán lá, cành nhánh, chiều cao. Vì vậy, mới đầu ta chỉ nên sử dụng các loại chậu xi măng, chậu đất nung giá thành mềm. Đợi khi cây trưởng thành hơn, mới chọn được ĐÚNG CHẬU ĐẸP tương xứng.
1.2 Màu sắc và kiểu dáng của chậu mai ghép
Chọn chậu cho cây mai ghép không đòi hỏi nhiều đến phần màu sắc và kiểu dáng.
Bởi vì, cây mai ghép đã được những đôi bàn tay nghệ nhân uốn tỉa công phu nhiều dáng thế đẹp, sáng tạo, đủ hấp dẫn người xem, nên giá trị của chậu cảnh chỉ đóng vai trò phụ.
Màu sắc của chậu trồng mai ghép chỉ cần không tương phản với màu lá của cây mai là ổn. Thông thường chậu trồng mai sẽ có màu nâu tiệp với màu vỏ cây mai, đem lại tính đơn sơ, nghệ thuật.
Đối với những cây mai “đã có tuổi” được uốn tỉa tỉ mỉ, có kiểu dáng đẹp và được trồng trong chậu dán sành sứ vẫn tạo được nét đặc trưng riêng của nó.
+ Xem thêm: Kĩ Thuật Trồng Cúc Trong Chậu Trưng Bày Dịp Tết
2. Bật mí cách chọn chậu trồng cho cây mai bonsai
2.1 Đặc điểm
Chậu mai bonsai
Ngược lại một chút với chậu trồng mai ghép, chậu trồng mai bonsai không đòi hỏi cầu kỳ về mẫu mã chỉ cần đạt các tiêu chí sau:
- Không nên dùng loại chậu có tráng men bên trong. Vì giữ ẩm kém, rễ không bám sát thành chậu được.
- Chọn chậu trồng mai bonsai cần có nhiều lỗ thoát nước ở đáy. Trường hợp những chậu có lỗ quá lớn, bạn có thể dùng tấm lưới nhỏ đặt lên trên để ngăn đất trong chậu theo nước thoát ra ngoài. Thêm vào đó, bạn nên chọn chậu có thân cao hơn mặt đất tầm 5cm để nước tưới trong chậu dễ thoát ra ngoài.
- Chậu mai bonsai cũng cần dung tích đủ lớn để chứa vừa đủ số lượng đất trồng nuôi sống cây.
- Để tạo sự cân đối giữ chậu và cây, bạn nên chú trọng về nguyên tắc: Cây lớn - chậu lớn và cây nhỏ - chậu nhỏ.
- Giống với mai ghép, chọn chậu trồng mai bonsai cũng cần có đáy sâu để chứa được bộ rễ cồng kềnh.
- Chậu trồng phụ thuộc vào chiều cao của cây. Thân cây mai cao tao thì trồng chậu sâu và lớn. Đối với những mai gốc lớn nhưng thân thấp vẫn nên trồng chậu lớn mới phù hợp.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc phong lan nở hoa đúng dịp tết Nguyên Đán
2.1. Màu sắc và kiểu dáng khi chọn chậu trồng cho cây mai bonsai
- Màu sắc của chậu trồng mai bonsai dù có được tráng men hay không đều tạo được nét hấp dẫn.
- Kiểu dáng hợp với chậu mai bonsai là hình trái xoan, hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn.. đều thích hợp, dù cây mai nhỏ có dáng như thế nào.
- Các mẫu chậu dành cho mai bonsai:
Kiểu thân nằm phối với chậu miệng tròn khiến sản sinh cảm giác thon thả, tung bay.
Nếu có thêm phần đôn cao vừa làm cân bằng trọng tâm tổng thể
Chậu truyền thống mà 1989 đang kinh doanh
Đây sẽ là chậu trồng mai bonsai phù hợp dành cho bạn
Những mẫu chậu chữ nhật, lục giác
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn chậu đá mài có độ sâu phù hợp trồng mai
3. Chọn vị trí của cây mai trong chậu
Cây mai ghép thường có thân thẳng đứng, thế trực như muốn thể hiện khí phách hiên ngang của đấng nam nhi, nên vị trí đặt cây ở giữa chậu trồng mới thích hợp.
Đối với mai bonsai do được cắt tỉa, uốn nắn đủ kiểu nên có nhiều vị trí đặt khác nhau, tùy biến theo dáng thế của cây.
4. Thời gian sang chậu mới
Chậu mai bonsai, 1989 đang dưỡng tại vườn
Thời gian sang chậu mai phù hợp là rằm tháng giêng âm lịch, vì khí hậu lúc đó mát mẻ và cây đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh.
Sau thời gian trồng mai, đất sẽ bạc màu, rễ trồi lên mặt đất, lá và cành thì khô héo. Đây là thời điểm thích hợp để thay đất mới hoàn toàn trong chậu. Bạn có thể dùng đất thịt nhẹ, phân bò ủ hoai, xơ dừa, vỏ trấu tươi phối trộn làm đất trồng mới cho cây.
Việc sang chậu mới được thực hiện lúc trời mát, tiến hành nhanh gọn. Nên đem chậu cảnh mới thay đất vào nơi mát mẻ 3-4 tuần, chờ cây bén rễ mới đưa ra nắng.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về cách chọn chậu trồng cho cây mai ghép, mai bonsai. Hi vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin và giúp bạn lựa chọn được mẫu chậu phù hợp cho cây mai nhà mình.
Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng LIÊN HỆ !
1989 Landscape
Địa chỉ: Số 80/4 Thạnh Xuân 21, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM
Link GG.Map: https://maps.app.goo.gl/tA2Y5QHL1BW7hi7G7
Hotline Thuê Cây: 0909.048.232
Hotline Mua Cây: 0906.776.232
Hotline Mua Chậu: 0932.032.877
Website: https://1989.com.vn/
Cây xanh văn phòng, cây để bàn Chậu đá mài - chậu xi măng - chậu composite - chậu gỗ.
Cho thuê cây xanh văn phòng, sự kiện Tư vấn thiết kế - thi công và bảo dưỡng cảnh quan
CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ XEM TIN ! ! !