Bật mí cách ủ rác nhà bếp đơn giản với đất thịt trong thùng xốp

Bạn có biết lượng rác thải hữu cơ từ các hộ gia đình chiếm đến 80% tổng lượng rác thải bên ngoài môi trường. Nếu biết cách tận dụng và tái chế lại nguồn rác thải hữu cơ này sẽ giúp tránh ô nhiễm, tiết kiệm nguyên liệu, hiệu quả về mặt nông nghiệp cũng như thỏa mãn sở thích trồng trọt tại nhà. Sau đây, hãy cùng 1989 tìm hiểu về cách ủ rác nhà bếp trong thùng xốp với đất cùng với chế phẩm vi sinh cực kì đơn giản.

 

Phân bón được “Ủ từ rác thải nhà bếp trong thùng xốp” có thực sự tốt?

Với tốc độ công nghệ ngày càng phát triển mạnh như hiện nay, làm việc gì cũng điều NHANHTIỆN LỢI.

Chính vì tâm lý đấy, nhiều bạn chỉ muốn giải quyết vấn đề trong trồng trọt một cách nhanh - gọn - lẹ. Cách làm này chỉ giải quyết tạm thời nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng.

Ví dụ như việc sử dụng các chất hóa học như thuốc tăng trưởng, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,... Ban đầu cây có thể phát triển mạnh NHƯNG về sau lại cực kỳ chậm lớn, chưa kể các chất hóa học & thuốc còn làm ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các vi sinh có lợi trong đất, làm đất dần bạc màu, chai cứng, dễ vón cục khi tưới.

Còn đối với việc sử dụng phân bón hữu cơ là cách làm an toàn và hiệu quả nhất. Giúp cải tạo môi trường đất hiệu quả, giúp cây trồng ngày càng sinh trưởng mạnh và phát triển hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách Làm Đất & Trồng Rau Muống Bằng Chai Nhựa Siêu Tiết Kiệm

 

Cách phân loại rác bếp để ủ rác nhà bếp với đất

cách ủ rác nhà bếp đơn giản

Rau củ bỏ, cà chua, vỏ chuối...

Trong rác thải nhà bếp có rất nhiều loại thành phần khác nhau như các loại vô cơ (lọ thủy tinh, chai nhựa, túi bóng,...), các loại rác này không có dinh dưỡng nên phải tiến hành loại bỏ qua một bên. Nếu bạn muốn tận dụng chai, lọ làm chậu trồng cây cũng là một ý tưởng tốt.

Bạn cần lựa chọn các loại rác thải hữu cơ như vỏ trái cây, vỏ trứng, trái cây cũ, lá rau muống,...

Nếu nhà bạn có nuôi bò, gà thì tận dụng phân chuồng đem ủ chung vẫn được nhưng cần xử lý bằng cách phơi khô. Cũng tùy điều kiện từng nhà sẽ có các loại rác hữu cơ khác nhau như cuộn rau, lá cỏ giàu xenlulozơ, vitamin, vỏ chuối giàu kali… giúp làm tăng chất mùn cho đất trồng.

Có lời khuyên cho bạn là không nên sử dụng thịt cá, thịt heo vì sẽ rất tanh và hôi thối. Chỉ nên dùng từ các rác hữu cơ không có mùi tanh hôi.

>>> Xem thêm: Từ A-Z Cách Làm Vườn Và Phối Trộn Đất Trồng Rau Sân Thượng

 

Tận dụng rác nhà bếp đúng cách (ủ rác nhà bếp khô)

Cách ủ rác nhà bếp trong thùng xốp

Cách ủ rác nhà bếp trong thùng xốp

- Nhiều bạn cứ lấy rác nhà bếp bón trực tiếp luôn vào gốc cây và nghĩ rằng thời gian sau rác sẽ phân hủy và cung cấp dưỡng chất cho cây.

Ví dụ như vỏ trứng cút, vỏ trái cây,... bón trực tiếp không cần đem ủ hoặc xử lý xơ qua.

Cách làm này không sai, NHƯNG rễ cây sẽ không hút tốt được chất dinh dưỡng do quá trình phân hủy lâu, chưa kể dưỡng chất đem lại rất kém…

- Để dùng hiệu quả rác thải nhà bếp hiệu quả, bạn cần phải XỬ LÝ chúng thành phân bón dinh dưỡng, bằng cách ủ mục rác nhà bếp với đất trong thùng xốp.

- Để ủ rác nhà bếp đơn giản hơn, bạn nên kết hợp dùng thêm chế phẩm sinh học hoặc men vi sinh hữu cơ:

+ Đây chính là chất xúc tác đẩy mạnh quá trình ủ, biến chất thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đảm bảo dinh dưỡng sạch cho rau củ, cây trồng.

+ Thêm vào đó, bột men vi sinh giúp khử mùi hôi trong quá trình ủ và xử lý phế thải hữu cơ giúp phân giải các chất.

 

Cách ủ rác nhà bếp với đất thịt trong thùng xốp đơn giản, dễ làm

cách ủ rác nhà bếp đơn giản và cách ủ rác nhà bếp khô

Từng bước thực hiện ủ phân

Có nhiều phương pháp ủ như ủ với dung dịch nước, ủ trong đất vườn nhưng hiệu quả nhất vẫn là cách ủ rác nhà bếp dạng khô trong đất thịt tự nhiên vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa hạn chế được mùi hôi. Sau đây cách ủ rác nhà bếp dạng khô:

Bước đầu tiên là chuẩn bị vật dụng

- Lựa chọn chế phẩm vi sinh để ủ rác nhà bếp, bởi vì chế phẩm vi sinh có tác dụng như:

+ Giúp phân giải rác nhà bếp thành các chất dinh dưỡng hữu cơ làm cho cây dễ hấp thụ hơn

+ Tiêu diệt các nấm có hại, mầm bệnh, hạn chế ruồi muỗi

+ Bổ sung vi sinh vật có lợi cho môi trường đất

+ Giúp khử mùi hôi của quá trình phân hủy rác thải hữu cơ

*Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên thị trường các loại chế phẩm sinh học phổ biến như hiện nay như:

+ Chế phẩm vi sinh xử lý phế thải hữu cơ Emuniv

+ Chế phẩm EMIC

+ Chế phẩm EMZEO

+ Trichoderma Bacillus...

cách ủ rác nhà bếp đơn giản dễ làm từ vỏ trứng gà

Ảnh thực tế từ nhà ad

- Chuẩn bị rác nhà bếp: vỏ chuối, hoa quả cũ, lá cây, vỏ măng, xác trà, vỏ đậu, xác cà phê, lá lặt bỏ,...

- Nước sạch

- Thùng xốp có nắp đậy kín

- Tấm lưới nhỏ

- 4 cục gạch để đôn thùng

- Tấm bạt hoặc nilon màu tối để che đậy thùng

- Đất thịt nhẹ hoặc đất sạch. Nếu không có thì bạn dùng đất vườn tại sân nhà (đã xử lý phơi nắng trước đó).

Bước thứ 2: Từng bước thực hiện cách ủ rác nhà bếp đơn giản

cách ủ rác bếp dạng khô tại nhà

Tấm lưới nhỏ và thùng xốp để ủ

- Khoét lỗ vừa ở đáy thùng xốp

- Cho tấm lưới nhỏ đã cắt lắp vào lỗ ở đáy thùng, mục đích tránh vi sinh vật chui vào và tránh rơi phân ra ngoài.

- Cho một lớp đất dày khoảng 3-4cm vào trước làm đất nền

- Sau đó rải đều phần vỏ trái cây, vỏ trứng, rác hữu cơ lên trên đất (độ dày khoảng 2-3cm) và rải đều bột men vi sinh, trộn đều phần rác bếp với bột.

- Cho thêm lớp đất dày cỡ 3cm lên trên và cứ thế cho rác bếp vào

- Làm tiếp tục từng tầng một, 1 lớp đất + 1 lớp rác bếp cho đến khi cách phần miệng thùng 5cm

- Lớp cuối cùng là lớp đất, nhớ nén mặt đất bằng phẳng lại.

- Tưới 2 lít nước vào thùng ủ rác nhà bếp khô

Bước thứ 3: Vị trí đặt thùng ủ rác nhà bếp khô và thời gian ủ

vị trí đặt ủ rác nhà bếp

Vị trí đặt ủ rác nhà bếp

- Đậy kín thùng xốp và đậy thêm bằng tấm bạt/ túi nilon lớn màu tối. Bên trên đặt cục gạch lên trên tránh gió thổi bay.

- Vị trí đặt thùng chọn góc tối, mát mẻ, không có ánh nắng và mưa tạt vào, tránh xa ruồi bọ

- Đặt bên trên 4 cục gạch hoặc đồ đôn, tránh tiếp xúc trực tiếp mặt đất

- Cho thêm bên dưới đáy thùng một ly nhựa để chứa nước rỉ ra.

- Sau 10-15 ngày bạn có thể lấy nước ủ ra sử dụng

- Thời gian ủ phân rác nhà bếp với đất trong thùng xốp khoảng 50-60 ngày là hoai mục hoàn toàn, thu được nguồn phân đủ chất dinh dưỡng cho rau sạch, cây trồng các loại.

>>> Tham khảo thêm sản phẩm đã phối trộn sẵn: Đất tốt trồng rau 1989

Lưu ý trong cách ủ rác nhà bếp khô

- Trong quá trình ủ tránh mở thùng ra xem nhiều lần, để quá trình lên men tốt hơn

- Tận dụng nước rỉ từ thùng ủ rác nhà bếp ngay sau khi có, không nên để lâu vì sẽ mau hư. Pha loãng với nước để tưới cây rất tốt.

- Phân bón từ rác nhà bếp có thể để dùng từ từ được, không sợ hết hạn sử dụng.

- Bón trực tiếp vào gốc cây

- Lượng dinh dưỡng của phân rác nhà bếp chỉ vừa đủ, không màu mỡ như phân trùn quế, phân bò ủ hoai.

Lợi ích từ cách ủ rác nhà bếp trong thùng xốp

Việc tận dụng rác thải hữu cơ và đem đi ủ rác nhà bếp trong thùng xốp mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, cây trồng và con người. Chỉ hành động nhỏ nhưng đem lại giá trị to lớn:

- Tái sử dụng nguồn rác thải giúp bảo vệ môi trường, giảm vấn đề ô nhiễm.

- Giúp tiết kiệm khoản chi phí về phân bón cây trồng

- Tăng chất mùn, lượng hữu cơ, dưỡng chất, vi sinh vật có lợi và cải tạo đất trồng

- Hạn chế việc dùng thuốc, chất hóa học trong trồng trọt

- Trải nghiệm các công đoạn làm vườn từ việc sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải từ gia đình

- Giúp cây trồng tạo ra nông sản sạch, hữu cơ bảo vệ sức khỏe mọi người.

cau noi hay ve thien nhien cach u rac nha bep

Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng LIÊN HỆ ! 

1989 Landscape 

Địa chỉ: Số 80/4 Thạnh Xuân 21, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM

Link GG.Map: https://maps.app.goo.gl/tA2Y5QHL1BW7hi7G7

Hotline Thuê Cây: 0909.048.232 

Hotline Mua Cây: 0906.776.232 

Hotline Mua Chậu: 0932.032.877 

Website: https://1989.com.vn/

Cây xanh văn phòng, cây để bàn Chậu đá mài - chậu xi măng - chậu composite - chậu gỗ.

Cho thuê cây xanh văn phòng, sự kiện Tư vấn thiết kế - thi công và bảo dưỡng cảnh quan

CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ XEM TIN ! ! !


(*) Xem thêm

Sản phẩm liên quan


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng