Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Ăn Quả Trong Chậu Từ A Tới Á

Hiện nay, trào lưu trồng cây ăn quả trong chậu đang được phát triển đặc biệt tại thành phố. Bởi vì sự tiết kiệm về diện tích trồng cây, yếu tố kỹ thuật trồng chăm sóc đơn giản. Sau đây 1989 sẽ chia sẻ từ A tới Á kỹ thuật trồng nhé:

-Xem nhanh-

1. Tìm hiểu về đặc tính của giống cây ăn quả trồng trong chậu

2. Kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu hiệu quả

 2.1 Cách chọn giống cây trồng

 2.2. Chuẩn bị giá thể, chậu, phân bón

 2.3 Kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu

3. Kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái trong chậu cho nhiều quả

 3.1 Ánh sáng cho cây

 3.2. Tưới nước đúng kỹ thuật

 3.3. Bón phân hợp lý

 3.4. Cắt tỉa cho cây

 3.5 Kiểm tra sâu bệnh

4. Kết luận

 

1. Hãy tìm hiểu về đặc tính của giống cây ăn quả trồng trong chậu

Cây ổi trồng cây ăn quả trong chậu

Cây ổi trong chậu cho ra nhiều quả

Vì trồng cây ăn quả trong chậu khá mới lạ nên nó có những đặc tính của cây ăn trái vừa có đặc tính của cây kiểng như:

+ Cây có thể thích nghi và phát triển tốt trong môi trường ít đất của chậu.

+ Cây dễ trồng trọt, sinh trưởng mạnh và tốc độ phát triển nhanh.

+ Cây vừa đóng vai trò tạo cho không gian tươi mát cho nhà ở và vừa có trái cho gia đình ăn.

+ Cây thường sẽ có thân thấp và dễ dàng uốn, tạo dáng “Gợi Cảm” để trở nên như cây kiểng.

+ Cây có thể thích hợp đặt bất cứ vị trí nào, từ ngoài sân cho đến trong nhà.

>>> Xem thêm bài viết: Từ A tới Z Cách Trồng Cải Ngọt Trong Thùng Xốp Ngay Tại Nhà

 

2. Kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu hiệu quả

2.1 Cách chọn giống cây trồng

cây giống nhà vườn

Cây giống nhà vườn

- Đa phần các loại cây ăn trái đều nhân giống bằng phương pháp chiết cành và gieo hạt, mỗi cách làm đều có những ưu điểm riêng.

Thế nhưng, để trồng cây ăn trái trong chậu người ta thường trồng bằng phương pháp chiết cành. Bởi cách làm này rút ngắn thời gian trồng, cho ra hoa, ra quả nhanh. Cũng như, dễ dàng tạo dáng cho cây ngay từ giai đoạn đầu.

- Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều loại giống cây ăn quả chiết cành với nhiều kích thước cây khác nhau.

Tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện để có thể chọn lựa các cây giống phù hợp. Nên mua cây giống tại các đơn vị bán cây uy tín, đảm bảo chất lượng cho cây giống. Chọn cây khỏe và “múp”, không bị nhiễm sâu gây bệnh.

- Gợi ý một số cây có thể trồng trong chậu: cây ổi, cây chanh, cây cà tím, cây tắc, cây đào, cây cam, cây dâu, cây khế...

Cây khế trong chậu

cây dứa cũng là trồng cây ăn quả trong chậu

Cây thơm (dứa) cũng có thể trồng trong chậu

cây cà tím thông dụng

Cây cà tím được nhiều người ưa chuộng khi trồng tại nhà

cây chanh trồng trong chậu đẹp

Cây chanh trồng trong chậu nhỏ gọn

Không thể thiếu cây cam

 

2.2. Chuẩn bị giá thể, chậu, phân bón.

*Chọn chậu nào hợp lý?

chậu đá mài trồng cây

Chậu đá mài vuông thích hợp trồng cây ăn trái và trang trí

- Cây ăn quả thường trồng trong thời gian dài ít nhất từ 2 – 3 năm cho thu hoạch quả và lưu cây trong chậu.

Vì thế, việc chọn chậu phù hợp cho cây rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây trồng.

- Qua chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia nhà vườn, thì cây ăn quả phát triển tốt trên chọn chậu có chất liệu xi măng, xi măng đá mài,… và có kích thước đường kính 30cm trở lên là tốt nhất, còn tùy thuộc vào kích thước của bầu cây mà bạn định trồng.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về 9 lý do nên chọn chậu trồng cây bằng xi măng, 9 ưu điểm chậu xi măng đá mài.

* Chuẩn bị giá thể trồng cây trong chậu:

giá thể cây trồng

Giá thể cây trồng

- Giá thể trồng có thể dùng giá thể hữu cơ chất lượng, hoặc các loại giá thể tro trấu, xơ dừa, vỏ cafe,...

- Hay có thể tự phối trộn giá thể và đất trồng theo công thức:

1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. 

+ Đất (đất thịt, đất dinh dưỡng); xỉ than (mùn cưa, vỏ cafe, xơ dừa).

+ Phân gà vi sinh hoặc phân bò hoai mục.

Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Trichoderma hoặc Litosen phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50l/m3 giá thể).

Bạn có thể xem thêm bài viết: Hướng dẫn về cách chọn đất trồng cho cây ăn trái trong chậu và làm thế nào cải tạo đất.

 

2.3 Kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu

bầu đát cây mới mua về

Bầu đát chắc khỏe của cây giống

+ Bước 1: Khi mới mua cây giống về, bạn khoan vội trồng mà hãy để bầu đất của cây khô.

+ Bước 2: Cho đất trồng vào khoảng ½ thể tích chậu. Để cây giống đặt vào chậu, bầu đất bọc nilon đặt vị trí trung tâm của chậu. Thực hiện nhẹ nhàng tránh vỡ bầu ảnh hưởng đến rễ cây giống.

+ Bước 3: Cố định cho cây thẳng rồi bổ sung hỗn hợp đất trồng xung quanh đến gần miệng chậu. Có thể cắm thanh cây thẳng khác để cố định cây và nén chặt đất tránh cây bị ngã đỗ.

+ Bước 4: Sau đó, tưới đẫm nước cho cây giống. Lý do tưới nhiều nước là để đất mới và bầu cây mới trồng liền vào với nhau. Thấy nước ngấm, chảy xuống dưới đáy chậu là ổn. Lưu ý chậu phải có lỗ thoát nước, tránh để úng cây.

Tưới ngập nước trong chậu, thấy nước chảy ra ở dưới chậu

+ Bước 5: Tiếp theo, để cây trong mát từ 4 – 7 ngày và cây hồi xanh rồi thì chuyển chậu cây ra vị trí có đầy đủ ánh nắng. Tiếp tục tiến hành các biện pháp chăm sóc cây tiếp theo.

 

3. Kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái trong chậu cho nhiều quả.

cây cherry trồng cây ăn quả trong chậu

Cây cherry với điều kiện tốt vẫn trồng ở Việt Nam được

Do trồng cây trong chậu nên lượng đất trong chậu ít, khả năng giữ độ ẩm của đất kém. Mặt khác cây ăn quả lại có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh. Vì vậy cần cung cấp nước, dinh dưỡng đúng loại, đúng thời điểm và đúng cách cho cây mới đảm bảo cây sinh trưởng phát triển cho nhiều quả.

 

3.1. Ánh sáng cho cây ăn trái trồng chậu

cây ổi trồng cây ăn quả trong chậu

Cây ổi con đón nắng

Yếu tố ánh sáng rất cần thiết để giúp cây ăn quả quang hợp tạo nhiều sinh khối và chuyển sang giai đoạn ra hoa. Thời gian chiếu sáng cần thiết cho cây ăn quả trong một ngày là từ 4 - 6 giờ.

 

3.2. Kỹ thuật tưới nước đúng chuẩn:

Tưới nước đầy đủ cho cây trồng cây ăn quả trong chậu

Tưới nước đầy đủ cho cây

Thời gian đầu trồng, bạn cần cung cấp nước thường xuyên, đảm bảo duy trì độ ẩm đất trên chậu từ 55 – 70%, tuyệt đối không để khô đất.

Nên tưới cây vào sáng sớm (ít nắng) và buổi chiều sớm, tránh tưới giữa trưa (dễ làm cháy cây) hoặc tối muộn (đất ẩm sẽ làm cho nấm bệnh phát triển gây hại cho cây).

 

3.3. Bón phân cho cây ăn quả trong chậu hợp lý:

bón phân cho cây ăn trái đúng cách

Bón phân cho cây ăn trái đúng cách

Trong 7 ngày đầu tiên, tuyệt đối không bón bất cứ loại phân bón cho cây trồng.

Khoảng 2 – 3 tuần khi cây ra lá mới thì bắt đầu tiến hành bổ sung phân cho cây. Bón phân định kỳ cho cây một tháng/lần bằng phân vi sinh, phân trùn quế, phân bò hoai cho cây.

Nhiều người cho rằng mỗi đợt cây ra hoa, lá mới, sau cắt tỉa, nuôi quả đều cần cung cấp phân hóa học để thúc đẩy cây nhanh hồi phục.

Lời khuyên của 1989 là hạn chế dùng phân hóa chất nhé! tốt nhất là nên dùng sản phẩm hữu cơ xuyên suốt. Bởi vì chúng ta đang hướng đến môi trường xanh-sạch.

→Tham khảo thêm bài viết về đất dinh dưỡng, phân trùn quế, phân gà vi sinh.

 

3.4. Trồng cây ăn quả trong chậu không thể thiếu việc cắt tỉa cành

Cắt tỉa lá và cành cẩn thận

Cắt tỉa lá và cành cẩn thận

Nhằm hỗ trợ cây dễ hấp thụ được ánh sáng đầy đủ và phát triển thì bạn cần phải cắt tỉa bớt các cành sâu bệnh, cành khô, hay cành quá yếu…

Đây là việc quan trọng nếu bạn muốn kích thích cây sinh trưởng phát triển.

Nhưng, khi cắt tỉa cành chính là bạn chỉ cắt tỉa phân cành cấp 3 chứ không được cắt vào phân cành cấp 2 của cây.

Còn bạn muốn hạn chế chiều cao của cây và tạo điều kiện cho cây mọc nhiều nhánh hơn thì có thể ngắt ngọn, cắt trụi cành và nhánh nhỏ của thân cây vào mùa xuân.
CHÚ Ý MỘT ĐIỀU: khi cây đang nở hoa thì không nên dùng vòi xịt trực tiếp lên hoa. Hành động đó sẽ khiến bay đi phấn của hoa, giảm khả năng đậu trái.

 

3.5. Thường xuyên kiểm tra sâu, nấm có hại và có phương pháp xử lý ngay.

Kiểm tra và xử lý cây trái ngay khi có sâu bệnh

Kiểm tra và xử lý cây trái ngay khi có sâu bệnh

Cây ăn quả trồng tại nhà ít khi bị sâu bệnh, chỉ khi có trái cần phải bao lại bằng bịch nilon để tránh bị ruồi, rệp hút chích làm hư quả.

Nếu bạn trồng chỉ có vài cây ăn trái thì dùng vòi nước mạnh phun rửa ổ rệp và cắt bỏ ngọn lá bị vàng, sau một tuần cây lại cho ra lớp lá mới.

Hoặc dùng nước tỏi, gừng và ớt phun cho cây trồng nhằm xua đuổi côn trùng, bảo đảm an toàn sức khỏe con người. Hạn chế dùng thuốc sinh học, hóa học.

 

4. Kết luận

Thu hoạch hoa màu, cây ăn trái trong chậu

Trên đây là những thông tin 1989 tìm hiểu và trải nghiệm để chia sẻ kinh nghiệm được đúc kết muốn gửi đến các bạn độc giả. Hi vọng, những thông tin này sẽ mang đến sự hữu ích đối với các bạn, giúp các bạn có thể biết chọn lựa loại cây mà mình muốn trồng cây ăn quả trong chậu và dễ dàng giúp được cây phát triển thật tốt.

Chúc các bạn thành công! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài tiếp theo!

>>>Đọc thêm: Điểm Danh 9 Loại Đất Trồng Rau Sạch Tại Nhà Hot Nhất Hiện Nay

Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng LIÊN HỆ ! 

1989 Landscape 

Địa chỉ: Số 80/4 Thạnh Xuân 21, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM

Link GG.Map: https://maps.app.goo.gl/tA2Y5QHL1BW7hi7G7

Hotline Thuê Cây: 0909.048.232 

Hotline Mua Cây: 0906.776.232 

Hotline Mua Chậu: 0932.032.877 

Website: https://1989.com.vn/

Cây xanh văn phòng, cây để bàn Chậu đá mài - chậu xi măng - chậu composite - chậu gỗ.

Cho thuê cây xanh văn phòng, sự kiện Tư vấn thiết kế - thi công và bảo dưỡng cảnh quan

CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ XEM TIN ! ! !


(*) Xem thêm

Sản phẩm liên quan


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng