Bật mí cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là loại cây cảnh được được nhiều người ưa chuộng với khả năng chịu hạn tốt. Cây có ý nghĩa về tâm linh, khoa học. Nhưng làm thế nào để nhân giống và trồng cây phát triển ổn định? Hãy cùng 1989 tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong bài viết sau đây.
>>>Xem thêm: Lưu Ý 9 Điều Khi Chăm Sóc Cây Monstera (Trầu Bà Nam Mỹ)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Có 2 cách để nhân giống cây lưỡi hổ đó là hom lá hoặc tách cây. Đầu tiên bạn nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, xanh tươi, không có sâu bệnh.
1. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ con bằng cách tách cây
Cây lưỡi hổ đẻ cây con rất nhanh, chính vì thế hãy tận dụng cơ hội lúc thay chậu, cắt tỉa cây già, thay đất để tiến hành tách cây và trồng ra chậu riêng biệt. Bạn chỉ cần lấy bụi ra khỏi chậu mẹ, loại bỏ giá thể cũ và rễ hư.
Tỉa rễ hư và tách cây
Để áp dụng cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ con đúng kỹ thuật, bạn cần lựa chọn đất trồng chất lượng. Đặc tính của cây lưỡi hổ là quen sống nơi khô hạn, chịu nắng tốt. Loại đất trồng lưỡi hổ phải đảm bảo THOÁT NƯỚC TỐT, do lưỡi hổ không chịu ngập úng được.
Vậy đất trồng lưỡi hổ phải bảo đảm:
+ Thoát nước tốt, không ngập, ứ úng nước
+ Đất không có sâu bệnh
+ Có độ tơi xốp
- Từ những điều kiện trên, bạn sử dụng hỗn hợp đất được phối trộn, có thể tham khảo công thức:
Đất thịt 50% + phân hữu cơ (25%) + trấu tươi lót đáy chậu (25%)
- Tiến hành trộn hỗn hợp đất
- Nếu bạn cảm thấy mất thời gian, không biết cách xử lý giá thể sạch trước khi trồng thì nên mua các loại đất được phối trộn sẵn như đất kiểng lá, đất dinh dưỡng.
- Bạn có thể thay trấu tươi bằng xỉ than để lót đáy chậu, nói chung tùy bạn linh động. Miễn làm sao đất trồng đảm bảo thoát nước tốt là được.
- Tiền hành tách từng cây và trồng vào chậu riêng. Chậu cần có lỗ thoát nước, chống thấm là được hoặc tốt hơn nữa là có khả năng chịu nhiệt, độ bền bỉ, màu sắc đẹp (điển hình là chậu xi măng đá mài).
Tiến hành trồng cây
- Cho cây lưỡi hổ vừa tách vào chậu và tiến hành trồng. Theo thứ tự, lớp bên dưới cùng là xỉ than hoặc trấu tươi, rồi rải lớp đất bên trên, đặt cây ở giữa và từ từ bỏ đất vào vừa đến miệng chậu.
- Bạn nên cho bên trên bề mặt đất chậu cây lưỡi hổ đá sỏi hoặc đá pumice/đất nung, với mục đích trang trí và tránh tưới nước bị trôi đất. Cây mới trồng nên tưới lượng nước vừa đủ và đặt vào chỗ mát.
2. Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ bằng cách giâm lá
Bạn có thể thực hiện việc giâm lá bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thời gian giâm nên chọn buổi chiều mát ít nắng.
Chọn cây lá xanh đậm, cứng, khỏe, màu đẹp
Cắt lưỡi hổ để giâm lá thôi nào! Hihi
- Dùng dao rọc giấy cắt ngang sát gốc chia thành khúc dài tầm 7cm -10cm. Tiếp theo, để nơi thoáng mát tầm 4 tiếng cho vết thương khô lại.
- Xếp các đoạn lá theo thứ tự phần gần cuống đặt dưới, gần đầu ở trên
Mô phỏng việc cắt lưỡi hổ và giâm lá
- Sử dụng hỗn hợp đất tự phối trộn như bên trên. Bạn có thể giảm phần đất thịt tăng lượng xơ dừa lên, để giữ ẩm và ươm cây tốt hơn. Hoặc dùng đất dinh dưỡng 1989 trộn sẵn để tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Cách trồng, cho phần gần cuống rễ xuống đất, phần đầu bên trên
- Có thể dùng dung dịch kích rễ hòa vào nước để tưới cho cây cách 10 ngày tưới dung dịch này 1 lần.
Hoặc bạn chăm theo cách tự nhiên, chỉ cần đặt nơi khô mát và tưới lượng nước vừa phải.
- Chỉ cần cảm thấy đất khô hãy tưới, vì cây không ưa nước nhiều, cây sẽ bén rễ hơn.
Cây đã ra rễ mới
- Tầm khoảng 21 ngày cây sẽ ra rễ mới, lúc này bạn có thể sang chậu mới hoặc trồng tiếp tục.
3. Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng chuẩn
Để cây con, cây được giâm lá sinh trưởng và phát triển ổn định, ngoài việc trồng cây cẩn thận bạn cần chú ý việc chăm sóc cây lưỡi hổ chu đáo.
Chú ý ánh sáng cho cây
Ánh sáng
Cây có thể chịu được nắng hạn, nên cây cũng rất ưa nắng. Trường hợp cây đặt trong nhà bạn có thể đem cây ra phơi nắng tầm 10 ngày 1 lần.
Nhiệt độ
Cây thích khí hậu ôn hòa, không chịu được rét lạnh, nhiệt độ không dưới 14 độ là được
Tưới nước
Tưới nước cây lưỡi hổ để bàn
Không nhất thiết phải tưới nước thường xuyên, hãy để chậu tương đối khô rồi mới tưới tiếp. Nhiều bài viết nhắc đến việc ” Một tưới tuần mấy lần, ngày mấy lần” cái này phụ thuộc vào điều kiện độ ẩm, địa điểm, môi trường sống của cây. Đang ở miền Nam hay miền Bắc, đặt ở trong văn phòng máy lạnh hay ở ngoài trời?
Có những ngày mưa độ ẩm tăng cao lên 75-80%, đôi khi không cần tưới cả tuần. Bạn lưu ý cây không thích việc ngập úng.
Thay chậu mới
Khi cây lớn hơn bạn có thể thay chậu hoặc tùy vào sở thích của bạn, muốn đổi màu chậu cho bật tone màu của cây lên. Bạn có thể tham khảo chậu xi măng Venus, chậu đá mài…
Bón phân
Cây cũng không cần dinh dưỡng nhiều nhưng theo định kỳ, bạn cũng cần bổ sung dưỡng chất cho cây. Tầm 4-5 tháng 1 lần, tốt nhất là phân hữu cơ như phần trùn quế, phân bò ủ hoai mục, phân gà vi sinh.
4. Các bệnh thường thấy nhất ở lưỡi hổ và biện pháp xử lý
Tuy cây có vẻ ngoài mạnh mẽ, cứng cáp nhưng cây vẫn sẽ bị bệnh do các yếu tố ngoại cảnh.
Cây bị bệnh cần xử lý gấp
- Thối thân, có đốm nâu trên lá: Cây bị tưới quá nhiều nước. Cách xử lý là ngưng tưới, đảo chậu và thay đất mới, cắt phần bị thối sau đó để cây khô hẳn và tiến hành trồng cây.
- Lá bị thâm đen và mềm: Nhiệt độ môi trường quá thấp. Xử lý ngay, đem chậu cây ra ngoài để một thời gian, đặt nơi bóng mát dưới tán cây khác.
- Lá xuống màu và mất sự pha trộn màu lá do bị thiếu ánh nắng. Giải pháp là đem cây ra môi trường có nắng gián tiếp, sau khoảng 15 ngày thì dịch chậu ra nắng trực tiếp
- Lá con bị mềm do bón phân nhiều, khiến cây nóng. Cần hạn chế bón lại.
Các câu hỏi thắc mắc về cây lưỡi hổ
Xoay quanh chủ đề cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ, vẫn có nhiều câu hỏi thắc mắc cần được giải đáp. Sau đây 1989 sẽ giúp các bạn giải quyết từng câu:
1. Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
Lưỡi hổ có khả năng CAM?
Lưỡi hổ được NASA xếp vào danh sách nhóm cây trồng nội thất có khả năng lọc không khí tốt nhất. Không chỉ làm sạch không khí, giúp cho không khí mát mẻ hơn. Cây có khả năng hấp thu khí độc như Xylene, benzene, formaldehyde. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có thể hút được các bức xạ từ thiết bị điện tử.
Thêm vào đó, cây thuộc dòng cây quang hợp ngược (CAM) túc là cây có khả năng nhả Oxy vào ban đêm. Điều này giúp cây luôn là sự lựa chọn cực tốt trong ngôi nhà.
2. Cây lưỡi hổ có độc hông?
Cây lưỡi có chứa chất độc saponin có thể gây dị ứng, độc nhẹ (mildly toxic) đối với thú cưng có thể dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa nếu ăn trúng. Bạn cũng nên tránh để em ăn phải.
3. Cây có ý nghĩa gì trong phong thủy?
Theo quan niệm Á Đông, cây lưỡi hổ được xem là cây cảnh phong thủy giúp chiêu tài, chiêu lộc, đem lại may mắn. Vì vậy, cây thường được chọn làm quà tặng khai trương, tân gia, sinh nhật thầy cô, bạn bè…
Đồng thời, cây còn có ý nghĩa là trừ tà, xua đuổi những điều xui xẻo. Cho nên hay được trồng làm hàng rào trước nhà, với ngụ ý bảo vệ gia đình tránh khỏi những điềm dữ.
4. Cây lưỡi hổ thường được đặt ở vị trí nào?
Là loại cây thông dụng, đa chức năng, bạn có thể chưng cây trên bàn làm việc, chậu lưỡi hổ để sàn đặt ở sảnh, trong phòng khách, hoặc trồng làm hàng rào ở bờ tường, ban công, hành lang. Đặc biệt là trong phòng ngủ vừa thanh lọc không khí vừa cung cấp Oxy, hoặc trong phòng vệ sinh giúp làm sạch mùi hôi.
5. Trồng lưỡi hổ trong nước cây vẫn sống tốt?
Có trường hợp trồng lưỡi hổ trong nước vẫn sống tốt, đó là do nước sạch, đã cân bằng ecosystem bao gồm các loại vi khuẩn có lợi và có hại, rễ đã thích nghi. Cái này ai chơi bên thủy sinh sẽ hiểu. Giống như việc nuôi cá, nước phải để ít nhất 3 ngày mới cho cá vào, không chỉ bay chlorine, mà còn để vi sinh vật có lợi phát triển.
Cây lưỡi hổ được giâm lá trồng trong nước
Trường hợp trồng trong đất, cây lưỡi hổ bị ngập úng sẽ tạo điều kiện cho vi sinh đủ loại trong đất phát triển (bloom), gây thối nhũn rễ. Đó là vì sao thời gian đầu vừa chuyển từ trồng đất sang trồng nước, nước hay hôi thối và đục, ta phải thay nước thường xuyên giai đoạn này. Đến khi rễ cây và nước ổn định cây mới sống khỏe trong môi trường nước.
6. Trồng lưỡi hổ full giá thể perlite, full đá pumice có rễ mọc ra nhiều hông?
Khi mới giâm cây, trồng trong nước sẽ dễ ra rễ hơn đất. Điều này cũng đúng với cây kiểng lá. Trồng trong đá perlite hoặc pumice và nước sẽ làm rễ ra nhanh hơn vì có chỗ bám, kích thích sự phát triển nhanh.
Đặc tính các loại đá perlite, pumice thì ít giữ nước. Nhưng đa phần các loại đá không có chất dinh dưỡng, vẫn là cây sống được nhờ dinh dưỡng tự thân và Sugar từ quá trình quang hợp.
Muốn cây khỏe phải bổ sung dinh dưỡng nước hoặc chuyển tiếp sang trồng trong đất trồng, phân bón. Tất nhiên là hữu cơ, tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn vô cơ.
Bạn có thể tận dụng nước nuôi cá để tưới, hoặc nước ngâm vỏ trứng, vỏ chuối.
7. Cây lưỡi hổ có nở hoa?
Hình dáng bên ngoài của cây lưỡi hổ mạnh mẽ, hùng dũng nhưng cây cũng trổ BÔNG, giống như câu “Ai rồi cũng nở hoa”. Hihi đùa với mọi người thôi!
Hoa của lưỡi hổ rất đẹp, hoa có màu trắng xanh, màu trắng hoặc màu trắng vàng, cuống dài, phía dưới là các bông hoa nhỏ mọc theo cành, cánh hoa dài và mỏng. Hoa của lưỡi hổ thường nở vào buổi chiều, không nở vào buổi sáng. Bông hoa mang một mùi hương nhẹ dễ chịu, thế nhưng đó chỉ là giai đoạn ban đầu của chu kỳ nở. Khi bông trong giai đoạn nở rộ thì mùi sẽ có khó chịu hơn. Quá trình hoa bắt đầu nở và tàn chỉ diễn ra tầm 1 tuần và thường trong tháng 9 đến tháng 11. Khi hoa úa tàn sẽ để lại hạt giống, bạn có thể sử dụng chúng làm hạt giống cây.
8. Cây lưỡi hổ có nở hoa có hàm ý gì không?
Hoa lưỡi hổ
Như thông tin chia sẻ bên trên, cây lưỡi hổ đã ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tích cực đối với gia chủ. Và đặc biệt, hoa của lưỡi hổ lâu ơi là lâu mới nở à nha!
Rất hiếm khi để bắt gặp chúng nở rộ, chính vì vậy mà ý nghĩa của chúng càng thêm đặc biệt. Theo quan niệm phong thủy, nếu trồng và chăm sóc được cây lưỡi hổ nở hoa thì người đó sẽ gặp được vận may trong năm đó. Không chỉ gặp may mắn, còn thuận lợi hơn trong mọi việc, tiền tài dồi dào, có được sự hạnh phúc trọn vẹn.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách Làm Đất Trồng Cây Hương Thảo Và Chăm Sóc Cây
Lời kết
Thông qua bài chia sẻ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ.
Chúng ta có thể thấy việc nhân giống và chăm sóc cây rất đơn giản phải không nào?
Chỉ cần bạn hiểu về đặc tính của cây lưỡi hổ, từ đó nắm được các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, để đưa ra phương pháp trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ tốt nhất.
Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc nào về cây lưỡi hổ hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng LIÊN HỆ !
1989 Landscape
Địa chỉ: Số 80/4 Thạnh Xuân 21, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM
Link GG.Map: https://maps.app.goo.gl/tA2Y5QHL1BW7hi7G7
Hotline Thuê Cây: 0909.048.232
Hotline Mua Cây: 0906.776.232
Hotline Mua Chậu: 0932.032.877
Website: https://1989.com.vn/
Cây xanh văn phòng, cây để bàn Chậu đá mài - chậu xi măng - chậu composite - chậu gỗ.
Cho thuê cây xanh văn phòng, sự kiện Tư vấn thiết kế - thi công và bảo dưỡng cảnh quan
CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ XEM TIN ! ! !